Bầu hơi nằm trong gầm máy phụ tùng xe khách. Nó giống như quả bóng siêu chịu tải được bơm đầy khí từ máy nén khí. Phương tiện vận tải lớn đồng nghĩa với các cảm biến kích hoạt máy nén khí cung cấp thêm áp suất cho bầu hơi. Việc này giúp hệ thống giảm xóc chịu tải tốt hơn. Khi cần thiết có thể xả khí tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.
Vì bầu hơi là một thiết bị khí nén, dễ bị thủng khi tiếp xúc với môi trường. Hoặc các vật sắc nhọn lọt vào từ đường dẫn khí. Lâu dần bầu hơi sẽ giảm chất lượng và bị thủng bất kỳ lúc nào. Bạn có thể lường trước được tình huống xấu xảy ra. Khi xe đạt được 50.000km bạn có thể kiểm tra lại bầu hơi và xem xét việc thay thế. Hoặc trong trường hợp nhận biết dấu hiệu xảy đến như máy nén khí/bơm khí lien tục nổ và tắt, xe bị nghiêng sang 1 bên, hệ thống nén khí có cảm giác xốp và không phản ứng.
Như vậy bạn có thể thay thế bầu hơi được rồi.
Autobus giới thiệu cách thay bầu hơi xe khách. Bạn có thể tham khảo:
Những dụng cụ cần thiết:
- Cờ lê và tua vít 2 cạnh
- Kìm bấm
- Kẹp mũi thẳng
- Bóng hơi để thay thế - thường thay theo cặp
- Thiết bị an toàn gồm kính an toàn và găng tay.
- Đầu khẩu, đầu tuýp
- Đèn làm việc chiếu sáng.
Bước 1: Tháo nguồn
Trước khi tháo bất kỳ bộ phận nào, hãy ngắt nguồn điện hoặc tháo hẳn ra. Tháo các cực âm dương khỏi pin.
Bước 2: Xem lại đường dẫn nối với bầu hơi
Bản thân bầu hơi được kết nối với thân và trục sau. Để truy cập vào sâu, bạn cần loại bỏ nhiều bộ phận bên ngoài.
Bước 3. Nâng xe
Nâng xe ở phần cần thay bầu hơi và tháo lốp ra, sau đó tháo bầu hơi. Sử dụng máy nâng thủy lực sẽ giúp ích rất nhiều. Công việc này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn làm việc dưới gầm xe. Đặc biệt là khi tháo clip dưới kết nối với trục xe.
Bước 4: Tháo các đường dẫn khí.
Nếu xe của bạn là xe con, sẽ cần thực hiện thêm 1 bước là tháo phần vỏ trước khi tháo các đường dẫn khí vào bầu hơi. Sau khi tháo vỏ hoặc không có thì không cần tháo, bạn sẽ thấy 1 loạt các đường ống dẫn khí có 2 màu khác nhau. 1 đường cung cấp khí từ máy nén đến bầu hơi bên phải, một đường dẫn khí đến bầu hơi bên trái.
Những đường dẫn này thường là kết nối nylon, bạn sử dụng cặp kìm nylon để tháo chúng ra. Nới lỏng đường cấp khí phía trái trước, không khí sẽ xì ra. Không tháo đồng loạt tránh gây hại cho đường dẫn.
Từ từ để khí thoát ra từ mỗi dòng. Khi áp suất khí giảm, tiếp tục tháo từ từ đường dẫn cho đến khi khí thoát hết.
Như đã nói, trước khi thực hiện các hoạt động này, bạn đã phải rút toàn bộ nguồn cho động cơ để tắt khả năng nạp lại khí cho máy nén.
Bước 5: Tháo lốp
Sau khi ngắt kết nối các đường cấp khí, hãy tháo lốp xe ra để truy cập được vào sâu bầu hơi hơn.
Bước 6: Tháo đường dẫn bầu hơi dưới
Thông thường đường dẫn bầu hơi dưới được cố định vào trục bằng chốt quay hoặc bulong. Nếu xe của bạn cấu tạo khác, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng trước khi tháo. Nên loại bỏ đường dẫn dưới trước, vì nó sẽ khiến bầu hơi bị nén hơn nếu tháo đường dẫn trên ở bước tiếp theo.
Bước 7: Xả sạch khí và tháo đường dẫn khí trên.
Dù bạn đã rút hết khí ở bước 4 nhưng vẫn còn khí bên trong bầu. Xả khí trong bầu bằng cách tháo nắp nhiệt ở đường dẫn trên. Khi nắp được tháo ra, từ từ kéo dây dẫn đến khi khí bắt đầu thoát ra thì dừng. Để khí thoát ra từ từ.
Khí khi được xả hết khỏi bầu, tháo bulong. Vẫn nên tham khảo hướng dẫn lắp đặt dòng xe của bạn để biết chính xác cách hoàn thành bước này nhé.
Bước 8. Tháo bầu hơi cũ ra
Khi khí đã được xả hết, bầu hơi cũ khá dễ dàng để tháo. Đầu tiên là nắm vào đáy bầu và đẩy lên. Sau đó tháo giá đỡ dưới ra khỏi trục. Tiếp theo kéo bầu theo chiều ngược lại để tháo ra khỏi đường dẫn trên. Kéo bầu qua bánh xe.
Bước 9: Lắp đặt bầu hơi mới
Công việc lắp đặt này các bước ngược lại với việc tháo dỡ. Không cần chuẩn bị gì thêm. Như đã nói, bầu hơi cần thay theo cặp. Bạn chỉ cẩn hoàn thành 1 bên hoàn chỉnh rồi sang bên kia để không bỏ sót bất kỳ thứ gì nhé.
Lắp túi khí mới vào giữa trục và đầu nối trên. Trượt đầu nối vào giã đỡ. Trượt đầu nối sau vào giá đỡ trên trục. Siết chặt các bulong. Cố định đường dẫn vào bầu. Cố định tấm chắn nhiệt hoặc nắp bầu.
Cố định đáy bầu bằng cách lắp lại chốt hoặc bulong dưới giá đỡ vào trục. Nối lại các đường dẫn khí dưới thân máy đã được tháo ở bước 4. Nối lại các tấm sàn hoặc vỏ gầm xe nếu có.
Lắp lại lốp xe và mô men xoắn theo tiêu chuẩn sản xuất. Kết nối lại bộ nguồn.
Bước 10: Khởi động xe và nạp đầy khí vào bầu hơi
Trước khi hạ xe, khởi động lại động cơ để kích hoạt máy nén khí. Việc này sẽ làm đầy bầu hơi mà chưa phải chịu tải. Giúp giảm độ chụm của bầu, đảm bảo hệ thống được nạp khí đủ trước khi bạn hạ xe và dồn trọng lượng vào hệ thống giảm xóc.
Bước 11: Hạ xe và kiểm tra túi khí.
Khi túi khí đầy, kích xe lên và tháo chân đế. Từ từ hạ xe khi máy nén khí ngừng, tức là bầu hơi đã được bơm đầy khí theo tiêu chuẩn. Khi hạ rất có thể máy nén khí sẽ hoạt động lại. Hãy kiểm tra xem các đường dẫn khí và bầu có bị rò rỉ khí ra không.
Nếu bạn có nhu cầu mua bầu hơi xe khách chất lượng cao với chi phí hợp lý, vui lòng liên hệ với Autobus theo số hotline: 0985 238 883 hoặc 024 6657 6669!