Má phanh xe TB82S

Nhà sản xuất: | Tình trạng: Còn hàng

Mô tả sản phẩm

Phanh xe ô tô có vai trò giảm tốc độ và dừng việc chuyển động của xe. Khi phanh xe hoạt động, nó sẽ tạo ra một lực làm cho các bánh xe dừng lại, chống lại lực quán tính đang làm chiếc xe di chuyển. Phanh tang trống được biết đến rộng rãi trên xe máy và ô tô là một bộ phận an toàn không thể thiếu trên những phương tiện giao thông. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh tăng trống và tác dụng của má phanh.

Tư vấn miễn phí
038 338 5558

Thông số kỹ thuật

Nguyên lý hoạt động: Sử dụng má phanh áp vào mặt guốc phanh. Khi tác động lực sẽ làm ép má phanh vào mặt trống phanh (trống phanh được liên kết với bánh xe). Độ cong của vành guốc phải phù hợp với mặt trong của trống phanh, bề mặt của vành guốc được gắn với má phanh.

Các dấu hiệu nhận biết cần thay má phanh ô tô.

Hệ thống phanh đóng vai trò rất quan trọng, trong hệ thống phanh thì má phanh và bố thắng những bộ phận bị mài mòn nhiều nhất. Để đảm bảo xe luôn vận hành an toàn, các bạn hãy luôn chú ý đến các dấu hiệu sau để có thể thay thế má phanh kịp thời.

Phát ra tiếng kêu bất thường khi phanh.

Trong quá trình sử dụng phanh, nếu bạn nghe thấy các tiếng kêu ken két,… thì điều này chứng tỏ má phanh của bạn đã bị ăn mòn và cần phải được thay thế. Nguyên nhân có thể do má phanh bị mòn trơ đinh tán, hoặc đinh tán má phanh bị lỏng,

Phanh không ăn.

Việc phanh xe không ăn có thể má phanh đã gặp vấn đề như: quá cứng hoặc quá mềm, má phanh bị mòn, hoặc có thể phanh bị kẹt,… Nếu thấy hiện tượng phanh không ăn thì bạn cần nhanh chóng đến các gara sửa chữa, bảo dưỡng ô tô để khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Xe bị rung lắc hoặc bị lạng sang 2 bên khi phanh.

Trong khi phanh, nếu bạn thấy có sự khác lạ về hướng chuyển động của xe, như là có một lực khiến xe lạng trái, lạng phải, hoặc liên tục bị giật thì nguyên nhân có thể là do má phanh đã bị mòn, lực phanh không ổn định giữa các bánh, hệ thống không còn ổn định.

Bàn đạp phanh bị rung lắc hoặc đạp sát sàn.

Nguyên nhân có thể do cần đẩy piston xilanh chính bị cong, các khe hở má phanh hoặc thanh nối bị điều chỉnh sai, khí lọt vào trong hệ thống phanh, thiếu dầu, xilanh hỏng,… Nếu thấy hiện tượng bàn đạp phanh bất thường, rung lắc, hoặc đạp đến sát sàn rồi mà vẫn chưa phanh được thì cần kiểm tra hệ thống phanh ngay để đảm bảo an toàn.

Má phanh mòn không đều.

Vì những nguyên nhân như kẹt ắc phanh, kẹt piston phanh, đĩa phanh mòn không đều… sẽ dẫn tới các má phanh bị mòn không đều nhau. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Nếu thấy hiện tượng này thì bạn nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra xem có nên thay má phanh mới hay không.…

Khi má phanh bị vỡ, bị chai cứng.

Trong trường hợp bạn thay phải các loại má phanh kém chất lượng, sẽ dần đến trường hợp má phanh của bạn dễ bị chai cứng, thậm chí là vỡ. Điều này là vô cùng nguy hiểm khi đang tham gia giao thông, đặc biệt là trong các tình huống bất ngờ xảy ra. Vì vậy chúng ta nên sử dụng má phanh ở các đơn vị uy tín và tin tưởng để tránh những trường hợp không mong muốn.

Má phanh: Đối với xe ô tô hạng nhẹ, má phanh được gắn vào guốc phanh bằng cách dán keo hoặc tán, còn với xe tải và các xe hạng nặng khác má phanh thường được gắn bằng bu lông. Má phanh dán thông dụng và được ưa chuộng hơn vì nó tận dụng được tối đa bề dày của má, khi mòn không bị đinh tán cọ làm hỏng mặt trong trống phanh. Má phanh thứ cấp thường dài hơn má phanh sơ cấp, đôi khi má phanh được gắn ở vị trí cao hay thấp trên guốc để thay đổi đặc tính tự kích hoạt hay trợ động của guốc phanh. Vì vậy má phanh luôn chiếm một vij trí quan trong trong hệ thống phanh xe, nên việc trọn một thương hiêu hay đơn vị cấp má phanh chuẩn kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Phụ tùng xe khách autobus là đơn vị cung cấp má phanh với giá thành và chất lượng tốt nhất, liên hệ hotline: 0985 238 883.